Home
» IS
» James Foley
» phóng viên Mỹ
» Thế giới
» Phóng viên Foley của Mỹ bị tra tấn nhiều lần trước khi bị chặt đầu
Phóng viên Foley của Mỹ bị tra tấn nhiều lần trước khi bị chặt đầu
Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Theo những bạn tù của Foley kể lại thì trước khi bị chặt đầu, trong những ngày tháng bị IS giam giữ thì người phóng viên Mỹ này từng bị tra tấn nhiều lần dã man vì quốc tịch của anh.
Câu chuyện kể ra rất cảm động, được biết James Foley luôn là người cố gắng lạc quan và động viên các bạn tù trong những ngày tháng tối tăm bị giam cầm đày ải, dù chính người phóng viên Mỹ này là một trong những con tin bị tra tấn tàn bạo hơn cả chỉ vì quốc tịch của mình.Để biết rõ hơn về những tình tiết này trong câu chuyện kể lại từ các cựu con tin của IS thì chúng ta có thể đọc qua bài Những ngày cực hình của nhà báo Mỹ trước khi bị chặt đầu được VnExpress đăng tải với nội dung như sau:
Nhà báo Mỹ James Foley và các con tin khác đã bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) bỏ đói, đánh đập, tra tấn về tâm lý trước khi bị chúng hành quyết để cảnh cáo phương Tây.
Nhà báo James Foley trước giây phút bị phiến quân IS hành quyết. Ảnh: Reuters
Foley và đồng nghiệp người Anh John Cantlie đang trên đường từ Syria sang Thổ Nhĩ Kỳ hôm 22/11/2012 thì xe taxi của họ bị phục kích. Các tay súng còng tay của Foley và Cantlie lại rồi ném họ lên một xe tải nhỏ.
Theo các nhân chứng kể với New York Times, đầu năm nay, có 23 con tin từ 12 quốc gia bị giam trong các buồng sát nhau. 19 nam giới chen chúc trong một buồng giam 20 mét vuông, 4 nữ giới ở một buồng khác.
Foley, 40 tuổi, là đối tượng bị IS tra tấn dã man nhất do mang quốc tịch Mỹ và chính sách từ chối đàm phán để đổi lấy con tin của Washington. Với Foley, chúng yêu cầu 100 triệu USD nhưng chính phủ Mỹ không đồng ý.
"Anh ấy kể với tôi rằng chúng đã xích chân anh vào một cái cọc, sau đó treo cái cọc lên để người anh ấy lộn ngược từ trần nhà xuống", Jejoen Bontinck, một cựu chiến binh Hồi giáo 19 tuổi ở Bỉ, từng có ba tuần bị giam chung với Foley vào hè năm ngoái, kể. "Sau đó chúng bỏ anh ấy lại ở đó".
Các bạn tù khác cũng cho hay Foley bị tra tấn bằng hình thức trấn nước. "Đó là khi không có đổ máu, chúng tôi biết anh ấy còn chịu đựng những thứ khủng khiếp hơn thế", một cựu tù nhân của IS nói.
Cuộc sống thiếu thốn trong các nhà tù của IS khiến nhiều tù nhân giành giật nhau các khẩu phần ăn hay vài tấm chăn có sẵn. Họ không có đệm và chỉ có một ngọn đuốc để soi sáng vào ban đêm. Tuy nhiên, Foley lại là người luôn chia sẻ và cố gắng giúp đỡ các tù nhân khác.
Giáng sinh năm ngoái, nhà báo Mỹ thậm chí còn tổ chức chương trình "Ông già Noel bí mật" cho các tù nhân, trong đó mỗi người rút thăm ngẫu nhiên được tặng một món quà từ thùng rác của nhà tù. Đây là một truyền thống quen thuộc với anh từ ngày bé. Bản thân Foley nhận được một vòng sáp làm từ nến bỏ đi để kê ở trán mỗi khi cúi đầu cầu nguyện.
Trong khi các con tin thường cải sang đạo Hồi với hy vọng sẽ được đối đãi tốt hơn thì Foley lại thực hiện điều này với một niềm tin chân thành và đổi tên thành Abu Hamza.
"Tôi đã đọc kinh Quran với anh ấy", Bontinck kể. "Hầu hết mọi người đều nói rằng hãy cải đạo để được đối xử tốt hơn nhưng trong trường hợp của anh ấy, tôi nghĩ là thật tâm".
Các con tin của IS luôn nhận thức được rằng sự sống của họ có thể chấm dứt vào bất cứ lúc nào. Khi con tin Nga Sergey Gorbunov bị kéo ra khỏi phòng giam và bắn chết vào đầu năm nay, video về vụ xử tử này đã được chiếu cho các con tin còn lại xem.
Đến tháng 6, 15 trong số 23 con tin đã được thả với các khoản tiền chuộc trung bình gần 2 triệu USD. Tất cả những con tin còn sót lại đều là người Anh hoặc Mỹ. "Những kẻ bắt cóc nói rằng đây là những gì sẽ xảy ra nếu chính phủ của chúng tôi không trả tiền chuộc", các cựu con tin kể.
Sau hai năm bị giam giữ, Foley bị IS chặt đầu hôm 19/8. Trong những lời cuối cùng trước khi chết đã được soạn sẵn theo kịch bản, Foley nói: "Tôi ước gì tôi có thể hy vọng về tự do và được gặp lại gia đình lần nữa. Nhưng con tàu này đã chìm rồi. Tôi chắc rằng trong tất cả mọi điều, tôi ước mình không phải là người Mỹ".
Trong khi đó, Cantlie vẫn đang được tha mạng và bị biến thành tuyên truyền viên bất đắc dĩ cho IS trong các video.
Tàn bạo, dã man và lạnh lùng là những gì được coi là chính xác khi nói đến nhà nước hồi giáo tự xưng IS, để thực hiện mưu đồ chính trị mà không hề thương tiếc hay nương tay khi hành hạ và giết đi những thường dân vô tội, tôn giáo ư? Vì tiền bạc và tham vọng chính trị có vẻ đáng tin hơn khi ra tay độc ác như vậy.
Hoan Tử
Bài liên quan