Tàu ngầm tấn công chủ lực của Trung Quốc ra sao?

17:40 |

Hiện Trung Quốc là một trong những nước có đội tàu ngầm lớn nhất thế giới, vậy tàu ngầm tấn công chủ lực của họ hiện cụ thể ra sao?

Như chúng ta đã biết qua thì trong nhiều loại tàu ngầm tấn công thì những chiếc chạy bằng diesel là kiểu truyền thống, mới nhất là chạy bằng năng lượng hạt nhân với kích cỡ rất lớn. Loại tàu ngầm tấn công hạt nhân được coi là ghê gớm nhất hiện nay, và Trung Quốc đang sở hữu vài chiếc như thế.

Bàn về những chiếc tàu ngầm Trung Quốc kiểu như vậy đã có bài Át chủ bài của Trung Quốc dưới lòng đại dương được VnExpress đăng tải với nội dung như sau:

Một sáng mùa đông năm ngoái, một tàu ngầm tấn công hạt nhân của Trung Quốc, loại có trang bị đầy đủ tên lửa và được mệnh danh là "thợ săn - sát thủ", nổi lên mặt nước, xuyên qua eo biển Malacca rồi biến mất. Sau đó nó xuất hiện tận vịnh Ba Tư.

Tàu ngầm của Trung Quốc đang nổi trên biển. Ảnh: Asia News

Đây được xem như hành trình đầu tiên của một tàu ngầm Trung Quốc tới Ấn Độ Dương. Trước đó, vào một ngày tháng 12, Bộ Quốc phòng Trung Quốc triệu tập tùy viên quân sự từ các đại sứ quán tới trụ sở Bắc Kinh. Trước sự ngạc nhiên của những người nước ngoài, phía Trung Quốc cho biết, một trong những tàu ngầm hạt nhân của họ sẽ sớm vượt eo biển Malacca, vùng nước nằm giữa Malaysia và Indonesia.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc hồi tháng 9 một lần nữa triệu tập các tùy viên, thông báo việc triển khai tàu ngầm khác tới Ấn Độ Dương. Lần này, tàu sử dụng động cơ diesel và dừng chân ở Sri Lanka.

Trung Quốc hiện sở hữu một trong những đội tàu ngầm chiến đấu lớn nhất thế giới, với 5 mẫu chạy bằng hạt nhân và ít nhất 50 mẫu dùng động cơ diesel, theo Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI). Đây là kết quả của nhiệm vụ phát triển tàu ngầm hạt nhân của Bắc Kinh, khởi động từ những năm 1960. Ông Mao Trạch Đông từng tuyên bố: "Chúng tôi vẫn sẽ xây dựng tàu ngầm hạt nhân ngay cả khi phải mất đến 10.000 năm".

Bắc Kinh sử dụng tàu ngầm động cơ diesel từ những năm 1950, nhưng chúng dễ bị phát hiện vì buộc phải nổi lên mặt nước vài giờ một lần để "thở". Tàu ngầm hạt nhân nhanh hơn và có thể ở dưới lòng đại dương hàng tháng. Nước này hạ thủy chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên vào đúng ngày sinh nhật của cố chủ tịch Mao năm 1970 và lần đầu thử nghiệm phóng tên lửa từ dưới nước năm 1988.

Trung Quốc chính thức công khai sức mạnh của lực lượng tàu ngầm hạt nhân hồi cuối tháng 10/2013 khi tuyên bố tàu ngầm của họ có thể tấn công tới Mỹ.

Thông điệp gửi đi quá rõ ràng: Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ trong bốn thập kỷ của mình, tham gia câu lạc bộ tinh hoa gồm các quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân có thể chinh phục mọi vùng biển, theo Wall Street Journal.

Tiềm năng và hoạt động ngày càng gia tăng của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tạo ra thách thức quân sự lớn trong khu vực. Việc mở rộng các đơn vị dưới đáy biển không chỉ làm đầy kho vũ khí hạt nhân của nước này mà còn góp phần tăng cường năng lực của Bắc Kinh nhằm hiện thực hóa tham vọng chủ quyền đối với các vùng biển trong khu vực, đồng thời ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ.

ONI nhận định, Trung Quốc sẽ vượt một mốc rất quan trọng trong năm nay khi họ triển khai thế hệ tàu ngầm boomer, lần đầu tiên được trang bị đầy đủ các loại tên lửa hạt nhân hiện đại nhất. Boomer là một từ lóng sử dụng rộng rãi để chỉ thế hệ tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân có phạm vi hoạt động lớn.

Bắc Kinh không hề che giấu vũ khí mới của mình. Khách du lịch có thể nhìn rõ ba chiếc tàu loại này tại cơ sở nằm đối diện một khu nghỉ dưỡng ở tỉnh Hải Nam. Tên lửa của những chiếc tàu ngầm boomer có khả năng vươn đến Hawaii và Alaska từ Đông Á, hoặc chạm tới đất Mỹ từ giữa Thái Bình Dương, ONI cho biết.

Về phía Trung Quốc, "đây là quân át chủ bài khiến đất nước tự hào" và "kẻ thù phải khiếp sợ", đô đốc Wu Shengli, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, viết về đội tàu ngầm tên lửa trên tạp chí của đảng Cộng sản số ra tháng 12. "Đó là lực lượng chiến lược tượng trưng cho sức mạnh to lớn , bảo vệ an ninh quốc gia".

Số lượng tàu ngầm chiến đấu hiện tại và trong tương lai ở khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đồ họa: WSJ

Đối với chỉ huy hải quân các nước khác, những chuyến đi tới Ấn Độ Dương của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc đặc biệt ấn tượng. Chúng chứng minh rằng Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng vươn tới trụ sở chính của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đặt ở Hawaii.

"Họ đưa những thông điệp rất rõ ràng để tuyên bố rằng: 'Chúng tôi là đơn vị hải quân chuyên nghiệp, chúng tôi là một đội tàu ngầm chuyên nghiệp, và chúng tôi xuất hiện trên toàn cầu. Chúng tôi không còn chỉ là một hạm đội ven biển nữa". WSJ dẫn lời phó đô đốc Robert Thomas, chỉ huy Hạm đội 7 của hải quân Mỹ, nhận định.

Trung Quốc những năm gần đây nỗ lực mở rộng kho vũ khí quân sự và đạt được nhiều thành tựu như: sở hữu tàu sân bay đầu tiên hay phát triển máy bay tàng hình. Điều này khiến dư luận thế giới chú ý. Nhưng tàu ngầm lại là một khía cạnh hoàn toàn khác, nó đóng vai trò một vũ khí vừa mạnh mẽ vừa mang tính chiến lược: chỉ cần sự hiện diện của một chiếc cũng giúp Bắc Kinh thị uy sức mạnh và ngăn chặn hoạt động của tàu nước khác.

Washington cho rằng tàu ngầm hạt nhân chiến đấu chính là một phần trong chiến lược mới của Bắc Kinh nhằm cản trở Mỹ can thiệp vào vấn đề Đài Loan, hay hợp tác với Nhật Bản và Philippines, hai đồng minh của Mỹ đang kẹt trong cuộc tranh giành chủ quyền trên biển với Trung Quốc.

Đội tuần tra tàu ngầm boomber là nấc thang đưa Trung Quốc sánh ngang cùng Mỹ và Nga, trở thành quốc gia đủ khả năng triển khai vũ khí hạt nhân cả trên biển, trên không và trên đất liền.

Bán kính hoạt động của tên lửa JL-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Đồ họa: WSJ

Với bài báo trên ta lại thấy rõ hơn về một Trung Quốc đang trỗi dậy như một cường quốc về quân sự với đầy đủ các khí tài tối tân nhất, đủ sức đối mặt với bất cứ cuộc chiến tranh lớn nào cùng những quốc gia quân sự mạnh nhất hành tinh, và cũng quá đủ sức để tự gây hấn với bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.
Hoan Tử

Trung Quốc tố Mỹ do thám bất hợp pháp

23:37 |
Phía Trung Quốc vừa tố cáo Mỹ đã cố tình dùng tàu và máy bay do thám thường xuyên trên vùng biển và lãnh thổ Trung Quốc. Đây là câu trả lời đáp trả lại câu hỏi trước đó về sự xuất hiện của một tàu Trung Quốc gần Hawaii - nơi đang diễn ra cuộc tập trận thường niên với 22 nước, trong đó có Trung Quốc. Sự việc này cho thấy hai nước đã có những kế hoạch từ lâu để giám sát tình hình của nhau. Chi tiết blog tin tức Hỷ Diện xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Bắc Kinh hôm qua cáo buộc Mỹ thường xuyên điều tàu và máy bay nhòm ngó vùng lãnh hải và không phận của Trung Quốc, khi được hỏi về việc tàu do thám Trung Quốc tiến đến gần cuộc tập trận do Mỹ dẫn đầu ở Hawaii.


"Các tàu và máy bay của quân đội Mỹ từ lâu đã tiến hành trinh sát thường xuyên trong lãnh hải và không phận thuộc thẩm quyền Trung Quốc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh quốc gia của Trung Quốc và dễ dàng dẫn đến các sự cố", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Cảnh Nhạn Sinh nói tại cuộc họp báo thường kỳ.

Ông Cảnh đưa ra cáo buộc trên để trả lời cho câu hỏi liên quan đến việc một tàu hải quân Trung Quốc hoạt động gần khu vực diễn ra cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) do Mỹ tổ chức ở đảo Hawaii.

Theo Xinhua, ông cho rằng tàu trên hiện diện ngoài vùng lãnh hải của Mỹ và phù hợp với luật pháp của Washington cũng như quốc tế. 

"Hoạt động của tàu Trung Quốc, về phạm vi, tuần suất và cách thức, khác xa so với hoạt động của các tàu Mỹ thường xuyên do thám trong vùng biển và không phận Trung Quốc", ông này nói thêm. "Chúng tôi hy vọng Mỹ tôn trọng quyền hợp pháp của tàu Trung Quốc".

Trước đó, hôm 20/7, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho hay một tàu do thám của Trung Quốc bị phát hiện đi vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Mỹ dù không có nhiệm vụ gì trong cuộc tập trận RIMPAC. Chưa nước nào tham gia cuộc diễn tập có hành động tương tự Trung Quốc kể từ khi RIMPAC bắt đầu năm 1971.

Theo đô đốc Samuel Locklear, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, hoạt động của tàu Bắc Kinh không phạm luật nhưng "hơi kỳ quặc", bởi mục đích của RIMPAC là xây dựng sự tin cậy lẫn nhau.

RIMPAC năm nay có sự tham dự của 22 quốc gia, trong đó Trung Quốc lần đầu tiên góp mặt với một đội tàu và 1.100 binh sĩ

Đây cũng là điều dễ hiểu bởi Trung Quốc đang nổi lên là quốc gia giàu mạnh về kinh tế và đang tăng cường mạnh mẽ cho sức mạnh quân sự. Và với tình hình biển Đông hiện nay thì chắc chắn một điều Mỹ sẽ không ngồi yên nhằm giữ trật tự an ninh biển theo quy cũ cũng như khẳng định sức ảnh hưởng của mình trên toàn thế giới.
Bình Thường

Hải Dương 981 tạm bị bão Rammasun đuổi khỏi Việt Nam

18:38 |

Trước nguy cơ lớn từ cơn bão Rammasun sắp đổ bộ vào Philippines cũng như vùng biển Đông nên giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc tạm thời bị sức mạnh tự nhiên này đuổi khỏi vùng biển của Việt Nam.


Vừa hôm qua khi mới thoạt nghe tin Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam, lòng chợt mừng khấp khởi vì cho rằng có lẽ sự đấu tranh của chúng ta đã thành công khiến Bắc Kinh phải từ bỏ ý đồ xâm lấn, song sự thực hoàn toàn không phải thế vì động thái này của Trung Quốc chỉ đơn giản là né khỏi khu vực sắp bị cơn bão Rammasun quần thảo và tàn phá mọi thứ trong phạm vi gần nó. Xác minh lại cho chắc chắn vấn đề này thì blog tin tức Hỷ Diện đã dò lại tất cả những thông báo của phía Trung Quốc gần đây cũng như các sức ép từ quốc tế lên nước này thì đều thấy rằng chẳng có gì thực sự tạo được đột phá đủ để một kẻ lì lợm như Trung Quốc phải từ bỏ hành vi sai trái của họ.

giàn khoan
Phía Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ việc cắm giàn khoan tại vùng biển Việt Nam


Đưa tin về sự việc này cũng như vài lý giải kèm theo thì trên VnExpress đã có bài Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về đảo Hải Nam với nội dung như sau:

7h sáng 16/7, giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống đã di chuyển khỏi vị trí cũ khoảng 37 hải lý, về phía đảo Hải Nam.

Trao đổi với VnExpress sáng 16/7, Tư lệnh Cảnh sát biển, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 đang di chuyển với vận tốc trên 4 hải lý mỗi giờ.

"Để đưa giàn khoan đến được đảo Hải Nam, Trung Quốc phải mất khoảng 2 ngày di chuyển", tướng Đạm nói.

Tối qua, sau 75 ngày hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc tuyên bố rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi khu vực biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Quan sát trên thực địa cuối ngày 15/7, Cảnh sát biển phát hiện giàn khoan này di chuyển được khoảng 8 hải lý.

Lực lượng Kiểm ngư cũng ghi nhận, giàn khoan cùng các tàu hộ tống có dấu hiệu dịch chuyển lúc 21h ngày 15/7, về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc).

"Cơn bão Thần Sấm đang vào biển Đông có thể là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc rút giàn khoan", Tư lệnh Cảnh sát biển nhận định.

Tướng Đạm cũng cho biết, "lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam vẫn theo dõi mọi hoạt động của giàn khoan, bảo vệ vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế của Tổ quốc. Đồng thời lên kế hoạch tránh bão".

Theo Xinhua, giàn khoan Hải Dương 981 ngừng hoạt động sau khi khoan hai giếng và phát hiện dấu hiệu có dầu khí. Nó sẽ được di chuyển về địa điểm của dự án mang tên Hainan Lingshui (Lăng Thủy). Hiện chưa rõ vị trí tiếp theo mà Hải Dương 981 sẽ định vị. Lingshui là một vùng nằm ở phía nam đảo Hải Nam.

Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc không nói rõ trữ lượng ước tính, chỉ cho biết sẽ "đánh giá các số liệu thu được và quyết định các bước tiếp theo".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay phát thông cáo xác nhận việc giàn khoan Hải Dương 981 hoàn tất hoạt động khoan gần quần đảo Hoàng Sa. "Các công ty liên quan sẽ cân nhắc về các kế hoạch làm việc cho bước tiếp theo", Reuters dẫn lời cơ quan này tuyên bố.


huyện Lăng Thủy trên bản đồ Hải Nam
Vị trí huyện Lăng Thủy trên bản đồ Hải Nam. Ảnh: 163.com


Bão Rammasun, tiếng Thái có nghĩa "Thần Sấm", được cho là mạnh nhất kể từ siêu bão Haiyan hồi năm ngoái, với cường độ gió giật 150 km/h, đổ bộ vào đảo Luzon (Philippines) chiều tối 15/7 khiến hàng chục nghìn người phải sơ tán và Manila báo động đỏ. Đường đi của Thần Sấm được dự báo sẽ sượt qua vùng biển Hoàng Sa.


Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nổi tiếng về Biển Đông, công tác tại Học viện Quốc phòng Australia, từng bình luận trên VnExpress rằng Trung Quốc sẽ rút giàn khoan dầu về nước trong hoặc trước ngày 15/8 tới để tránh mùa bão lớn trên biển.


"Các cơn bão sẽ đem lại cơ hội cho Trung Quốc xuống thang", ông nhận định.


Nghe có vẻ mang chút lợi ích cho Trung Quốc khi việc tránh bão nhằm né thiệt hại trước sức mạnh lớn hơn lại có màu sắc hòa hoãn xuống thang căng thẳng lấy chút tình cảm của quốc tế? Đôi phần hài hước, nhưng cũng tạm lắng dịu đi sự bức xúc của người dân Việt Nam yêu nước, một khoảng thời gian chia sẻ tình cảm về những đồng bào đang gặp nguy cơ bão tố tự nhiên, cũng là để cái đầu nguội bớt giúp tăng chút sáng suốt và khôn ngoan cho cuộc tranh đấu sắp tới trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo trước một Trung Quốc hung hăng và ngang ngược.

Thanh Thái