Nỗi đau phía sau vụ tai nạn MH17

22:07 |
Hơn nửa tháng vụ tai nạn máy bay MH17 diễn ra nhưng đối với mọi người, nhất là những thân nhân của nạn nhân trên chiếc máy bay xấu số này nó dường như vẫn mới diễn ra mà thôi. Xác nạn nhân vẫn đang được tích cực tìm kiếm và danh tính các nạn nhân vẫn chưa được xách định. Nỗi đau của nó là quá lớn và trường hợp của một cụ ông tại Hà Lan là một minh chứng tiêu biểu cho điều này. Chi tiết blog tin tức Hỷ Diện xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Một cụ ông Hà Lan qua đời do quá đau khổ sau khi biết tin con gái, con rể cùng hai cháu ngoại thiệt mạng trong thảm họa MH17.


Cụ Hendrik (Henk) Palm, 93 tuổi, qua đời hôm 22/7 "với nỗi đau khôn cùng khi mất đi con gái Erla, con rể Rob cùng hai người cháu ngoại Merel và Mark" trong thảm kịch MH17, báo địa phương De Stentor dẫn thông tin trong cáo phó của gia đình cụ Palm cho hay.

Gia đình Palm sinh sống ở thị trấn Roden, phía bắc Hà Lan. Trang tin BNO News cho hay bà Truss Bruggeman, vợ cụ Palm, qua đời tháng 8/2004. "Erla là con gái duy nhất của cụ. Cô ấy làm tất cả mọi thứ cho cha", Henk Palm, người anh em họ của Erla, nói. "Tôi nghĩ cú sốc thực sự với chú tôi là khi biết tin gia đình con gái sẽ không trở về nữa. Chú ấy hoàn toàn bất lực".

Erla cùng chồng và hai con lên chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines để tới Malaysia tận hưởng kỳ nghỉ gia đình dài ba tuần. Merel, 17 tuổi, tốt nghiệp trung học vào tháng trước còn Mark, 12 tuổi, vừa hoàn thành bậc tiểu học.

Nhiều người hôm qua gửi lời chia buồn và bày tỏ sự cảm thông với thảm kịch mà gia đình Palm phải trải qua. "Gửi Palm, ông đã ra đi với một nỗi đau khôn cùng nhưng hy vọng giờ đây ông có thể đoàn tụ với con gái", một người ký tên "một người mẹ" viết trên một trang mạng.

Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines gặp nạn hôm 17/7 tại miền đông Ukraine. Toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn, trong đó có 193 công dân Hà Lan, thiệt mạng. Những dữ liệu thu thập được từ hộp đen của chiếc máy bay MH17 cho thấy thân phi cơ bị trúng rất nhiều mảnh đạn từ một vụ nổ tên lửa. Vụ việc được coi là tai nạn hàng không chết chóc nhất trên thế giới sau vụ tấn công khủng bố 11/9 nhằm vào nước Mỹ.

Vụ rơi máy bay của hãng hàng không Malaysia gần như là tai nạn thảm khốc nhất sau vụ khủng bố ngày 11/9. Và chắc chắn nó sẽ còn được nhắc lại rất lâu nữa. Một điều đặc biệt là sau vụ rơi máy bay này thì có rất nhiều vụ tai nạn máy bay khác diễn ra trên toàn thế giới như Đài Loan,... Có lẽ nào có một sự liên quan bí ẩn xung quanh nó?

Bình Thường

Quá trình xác định danh tính nạn nhân MH17 kéo dài

18:27 |
Gần một tuần trôi qua sau vụ tai nạn máy bay MH 17 của hãng hàng không Malaysia thì các thi thể mới được thu gom gần như hoàn tất. Hiện tại chúng đang được đưa về Hà Lan để xác định danh tính của các nạn nhân. Được biết đã có hơn 200 bao tải chở thi thể đến Eindhoven để tiến hành việc này. Đây là một quá trình mất nhiều thời gian, có thể lên đến vài tháng vì số lượng người chết rất lớn. Chi tiết blog tin tức Hỷ Diện xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Thủ tướng Hà Lan chiều nay cho biết những thi thể đầu tiên sẽ được chuyển đến Hà Lan vào ngày mai, đồng thời thông báo quá trình nhận dạng để xác định danh tính hành khách có thể mất nhiều tháng.


"Chuyến bay đầu tiên (chở theo các thi thể) sẽ khởi hành vào ngày mai tới Eindhoven", AFP dẫn lời Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte phát biểu trước phóng viên sau khi thi thể được chuyển tới thành phố Kharkiv, Ukraine. "Việc chuẩn bị được tiến hành ở Kharkiv để quá trình xác định danh tính tại Hà Lan diễn ra tốt nhất. Gia đình nạn nhân sẽ được thông báo sớm nhất có thể. Điều này có thế kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng".

Trong số 298 người thiệt mạng khi chuyến bay MH17 bị bắn hạ có 193 công dân Hà Lan. Do đó, Hà Lan chịu trách nhiệm nhận dạng thi thể. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) thông báo có khoảng 200 thi thể trên chuyến tàu đông lạnh về Kharkiv. Một số báo cáo khác lại cho rằng con số này là 282. Australia, quốc gia có 37 công dân thiệt mạng, còn cử chuyên gia pháp y và nhà điều tra tới Eindhoven cũng như Ukraine.

Một máy bay vận tải C-130 Hercules của Hà Lan và một máy bay vận tải C-17 của Australia sẽ đảm nhiệm việc vận chuyển thi thể những người xấu số từ Kharkiv tới Eindhoven, phía nam Hà Lan. Sau khi tới Eindhoven, các thi thể được chuyển về căn cứ quân sự Kaporaal van Oudheusden ở thành phố Hilversum, cách đó khoảng 100 km. Sau khi việc giám định pháp y hoàn tất, thi thể sẽ được đưa về các quốc gia quê hương của họ.

Thủ tướng Hà Lan Rutte từ chối thảo luận về những biện pháp trừng phạt Nga và cho biết ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Hà Lan, đang nhóm họp về vấn đề này ở Brussels. Hà Lan sẽ là quốc gia lãnh đạo quá trình điều tra thảm họa MH17 dù khu vực máy bay rơi không thuộc quyền kiểm soát của nước này. "Phía Hà Lan, theo đề nghị từ Ukraine, giữ vai trò lãnh đạo trong cuộc điều tra", ông Rutte nói thêm.

Chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị tên lửa bắn hạ ở khu vực miền đông Ukraine hôm 17/7 khi đang bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur. Toàn bộ 298 hành khách trên phi cơ đều thiệt mạng. Quá trình điều tra được cho là đang tiến triển theo hướng tích cực sau khi phe ly khai hôm nay đã bàn giao hai hộp đen máy bay cho chuyên gia Malaysia. Các quan chức Malaysia cho biết họ sẽ đảm bảo "an toàn" cho các hộp đen cho đến khi bàn giao lại cho đội điều tra quốc tế.

Hà Lan là quốc gia chịu thiệt hại năng nhất trong vụ bắn nhầm này với 193 người chmang5trong đó Việt Nam cũng có 3 công dân thiệt mạng. Hiện các nước trên thế giới, đặc biệt là Nga và Mỹ đang nỗ lực trong việc tìm ra bên nào đã bắn hạ chiếc MH17. Rất nhiều giả thuyết và lập luận ủng hộ máy bay đã bị bắn nhầm.
Bình Thường

Người dân vẫn tin tưởng vào Tổng thống Putin sau vụ MH17

19:24 |
Vụ tai nạn máy bay MH17 diễn ra tại miền Đông Ukraine hiện vẫn chưa tìm ra bên nào thực hiện nhưng có khá nhiều ý kiến xung quanh vấn đề này. Nó không đơn giản là một vụ tai nạn máy bay do bắn nhầm mà còn ẩn chứa rất nhiều điều bên trong về mặt chính trị. Khá nhiều các nước phương tây đổ lỗi cho Nga đứng sau vụ này khi hỗ trợ hệ thống tên lửa cho quân ly khai, nhất là Mỹ. Tuy nhiên, dù có nhiều ý kiến bất lợi từ cộng đồng thế giới nhưng trong nước, đại đa số người dân vẫn rất tin tưởng vào Tổng thống Putin. Chi tiết blog Hỷ Diện xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Hầu hết người dân Nga tỏ ra bức xúc trước việc phương Tây và Ukraine đổ lỗi cho Tổng thống Vladimir Putin về thảm kịch máy bay MH17, đồng thời đặt ra nhiều giả thuyết âm mưu liên quan đến Mỹ đằng sau vụ việc này.


"Liệu bây giờ người Mỹ có tấn công chúng ta không?", những người trong một phòng khám răng ở Moscow đưa ra câu hỏi khi nữ nhà báo Nga Natalia Antonova bước vào. Từ nha sĩ, lễ tân đến người thợ đang sửa máy tính tại đây đều lo lắng về những gì có thể xảy ra, một ngày sau khi phi cơ chở khách của Malaysia bị bắn hạ ở miền đông Ukraine.

"Cô là một nhà báo. Cô dường như biết điều gì đó mà chúng tôi không biết", người lễ tân nói. "Và tôi cũng không tin những gì chiếu trên truyền hình".

Hậu quả của vụ MH17 có thể biến cuộc xung đột trong nội bộ một quốc gia thành thảm kịch toàn cầu. "Không phải là quân ly khai, mà chính là Kremlin sẽ phải trả giá. Bởi vì chính quyền Moscow, dù ra sức bác bỏ nhưng vẫn bị toàn thế giới cáo buộc tài trợ và bảo hộ quân ly khai", nhà quan sát chính trị nổi tiếng, ông Konstantin von Eggert bình luận trên nhật báo Kommersant.

Ông Dmitry, nha sĩ của nhà báo Antonova, người từng có thời gian phục vụ trong quân đội, gọi quân ly khai là "lũ trẻ nít vô kỷ luật". Đồng thời, ông cũng nhắc đến "bên thứ ba" trong vụ thảm kịch. "Ai được lợi khi mô tả nước Nga như một con quái vật? Chính là người Mỹ, họ muốn lôi kéo toàn thế giới vào chiến tranh", ông nói.

Vitaly, quản lý một cửa hàng ở địa phương, cho rằng "một cuộc chiến tranh thông tin đang diễn ra" và Mỹ có đủ khả năng để mưu hại "cả Nga và phe ly khai Ukraine". Anh cũng lên án phe ly khai rằng "những điều họ làm là vô nghĩa". "Họ chỉ cố gắng kéo Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ ba", Vitaly nói.

"Ly khai đồng nghĩa với gia tăng gánh nặng trách nhiệm - bất kỳ chiến lược gia giỏi nào cũng sẽ nói thế", chuyên gia Konstatin khẳng định. Như nhiều người dân Nga khác, ông cho rằng Ukraine mới là chính phủ bài trừ Nga, thân phương Tây và tham nhũng. Ông cũng bác bỏ quan điểm cho rằng Nga phải nhận lấy "rủi ro chính trị" vì ủng hộ quân nổi dậy.

Trong khi đó, Maria, một phát thanh viên, nói rằng thảm họa MH17 kéo theo "nỗi lo sợ về ngày tận thế sắp tới".

"Toàn bộ hành khách thiệt mạng đã đủ đau đớn rồi. Chuyện gì xảy ra nếu như chiến tranh càng trầm trọng hơn và có nhiều người chết hơn? Tất cả chuyện này sẽ đi đến đâu?", cô hỏi.

Người Nga đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân trước Đại sứ quán Hà Lan tại Moscow. Ảnh: EPA


Trái ngược với tiêu đề trên các báo phương Tây đưa tin về "tên lửa của Putin", "nạn nhân của Putin", đa phần những người được phỏng vấn tại Moscow đều phản đối việc đổ lỗi trực tiếp cho tổng thống Nga.

Các phương tiện truyền thông, trong đó có các kênh truyền hình nhà nước, đưa ra nhiều lý giải cho thảm kịch MH17, bao gồm cả giả thiết rằng máy bay chiến đấu của Ukraine đã bắn hạ chiếc máy bay dân sự, hay hệ thống tên lửa phòng không của Kiev muốn bắn hạ chuyên cơ chở ông Putin.

"Ý kiến cho rằng quân nổi dậy có liên hệ trực tiếp với Putin thật nực cười", Konstatin nói. "Tôi thậm chí không biết ở đó có loại hệ thống chỉ huy nào được thiết lập không".

Vitaly thì gay gắt hơn, cho rằng đông Ukraine là một "thất bại" ngay từ đầu, và đổ lỗi cho các cố vấn của ông Putin đã "không tư vấn đúng cách". Vitaly không hiểu tại sao một tổng thống, người đã kéo nước Nga khỏi khủng hoảng những năm 90 lại muốn dính dáng đến đông Ukraine, trừ khi "sự thật về ông bị bóp méo".

Ngay cả những nhà phê bình Putin mạnh mẽ cũng cho rằng tổng thống Nga không thể lường trước sự việc này. "Tôi không bao giờ bầu cho Putin, đó không phải là người tôi ủng hộ, tôi cũng không đồng ý cách ông ấy điều hành đất nước", Yekaterina, một người về hưu nói. "Nhưng vụ việc kinh hoàng này, thảm kịch này tôi cho là ông ấy không muốn nó xảy ra".

"Chỉ số ít người đổ lỗi cho Putin", Maria nói. "Điều này thật có ý nghĩa. Nước Nga đang khá dần lên, nhưng vẫn là một đất nước hỗn loạn. Chí ít có một người để tin tưởng là điều vô cùng quan trọng. Hơn nữa, không thể loại trừ thực tế rằng 100% lãnh đạo Ukraine đều không đáng tin".

Với nhiều người dân ở Moscow, các lý thuyết âm mưu dường như là liều thuốc trấn an thích hợp. Cả truyền hình và những trang mạng đều nhấn mạnh giả thuyết cho rằng nạn nhân vụ việc "có thể đã chết nhiều tuần trước đó", và các lực lượng vũ trang Ukraine đang cố gắng che giấu nguyên nhân thực sự.

"Tôi khó mà chấp nhận rằng tất cả việc này chỉ là sai lầm của ai đó", Vitaly nói, "Tôi không chắc là mình làm nổi việc đó".

Một số người Nga nghi ngờ đây là âm mưu của Ukraine hoặc Mỹ.

Natasha Kovalyova, một người gây giống chó, cho rằng "người Mỹ gây ra vụ này". "Họ muốn lôi Nga vào chuyện này, nhưng đó là việc của họ. Nước Nga không giúp đỡ quân nổi dậy, nếu có, chỉ là trợ giúp về y tế và tình nguyện viên", cô nói.

Đồng nghiệp của cô, ông Kostantin nghi ngờ vụ việc do lực lượng của Kiev gây ra. "Tôi cho rằng đó không phải là tai nạn. Người ta cố tình gây ra để châu Âu triển khai quân đội, và NATO sẽ nhảy vào trợ giúp Ukraine", ông Kostantin nghi ngờ. 

"Tôi nghe bảo có rất nhiều trẻ em", Konstantin nói. "Lũ trẻ có lẽ chưa bao giờ nghe nói đến Ukraine, chiến tranh, hay những thứ đại loại thế. Những người vô tội luôn phải chịu đau khổ".

Mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đã luôn có sự hiềm khích với nhau từ quá khứ cho đến hiện tại và có lẽ tai nạn máy bay lần này là một cái cớ thích hợp cho những âm mưu chính trị bên trong. Nhưng dù lý do là gì đi nữa thì những điều đó chỉ làm ảnh hưởng đến người dân là nhiều nhất. Họ vẫn là người lãnh mọi hậu quả do chiến tranh gây ra mà thôi.
Bình Thường

Nghi vấn tên lửa bắn hạ MH17 là do Nga hỗ trợ

17:49 |
Sau tai nạn thảm khốc của chiếc máy bay MH17 làm cho cả thế giới bàng hoàng và đau lòng thì hiện vụ việc làm rõ nguyên nhân do đâu đang được tiến hành điều tra, tuy nhiên nhiệm vụ này đang gặp rất nhiều khó khăn. Hiện vẫn chưa có bên nào nhận trách nhiệm và cũng chưa có bằng chứng chính xác nhưng theo nhiều nhận định thì đây là một vụ tấn công nhằm của phiến quân. Và hệ thống tên lửa họ sử dụng được phía Nga hỗ trợ. Chi tiết blog tin tức Hỷ Diện xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Ngoại trưởng Mỹ Jonh Kerry hôm nay khẳng định hệ thống tên lửa bắn hạ chiếc máy bay MH17 tại miền đông Ukraine hôm 17/7 là do Moscow cung cấp cho phe nổi dậy.


"Khá rõ là hệ thống này đã được chuyển giao từ Nga sang cho những người ủng hộ ly khai", ông Kerry nói với CNN. Ngoại trưởng Mỹ cũng lên án hiện trường "kỳ cục" nơi xảy ra tai nạn, khi những người thuộc phe nổi dậy cản trở việc điều tra và di chuyển thi thể các nạn nhân không theo quy tắc.

Hôm 18/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo "có bằng chứng" cho thấy máy bay bị tên lửa đất đối không bắn hạ, từ khu vực do phe ly khai thân Nga kiểm soát ở miền đông Ukraine. Ông yêu cầu "một cuộc điều tra quốc tế đáng tin cậy", ngừng bắn ngay lập tức và việc tiếp cận với hiện trường vụ máy bay rơi.

Mỹ và Ukraine đều cho cho rằng, phe ly khai thân Nga đã sử dụng hệ thống tên lửa và bắn hạ chiếc máy bay hôm 17/7. Phiến quân được cho là không thể điều khiển được hệ thống tên lửa nếu không có sự giúp sức từ phía Nga.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố không triển khai tên lửa Buk sang Ukraine, đổ lỗi cho Ukraine vì nhận thấy hoạt động radar từ một hệ thống tên lửa Buk của Ukraine ở phía nam vùng Donetsk, nơi máy bay rơi.

Hôm nay, quan sát viên quốc tế và giới chức Ukraine cho biết, các tay súng ly khai đã đưa 196 thi thể ra khỏi khu vực máy bay rơi và cho lên tàu, tuy nhiên chưa rõ địa điểm cuối cùng. Trước đó, các phóng viên APAFP có mặt tại hiện trường cho biết, phe ly khai cũng đưa các thi thể lên xe tải và lái xe đi.

Thủ tướng Ukraine còn cho biết, các tay súng có mặt tại hiện trường đã ngăn cản chuyên gia chính phủ thu thập bằng chứng và đe dọa bắt giữ họ. Lực lượng ly khai đồng thời phong tỏa lối vào và cấm các nhà điều tra của Ukraine cũng như quan sát viên quốc tế. Phóng viên cũng bị ngăn cản tiếp cận khu vực này.

Chính phủ Malaysia hôm qua cũng kêu gọi các bên liên quan bảo vệ hiện trường máy bay rơi ở khu vực miền đông Ukraine, tránh nguy cơ giả mạo hoặc tiêu hủy bằng chứng để che giấu sự thật.

Nhằm tránh bị chỉ trích về công tác điều tra, hôm nay, lãnh đạo phe nổi dậy Alexander Borodai cho biết sẽ giao nộp các hộp đen của MH17 cho Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế, theo Foxnews.

Chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines hôm 17/7 đang trên đường từ Amsterdam tới Kuala Lumpur thì biến mất khỏi radar và rơi xuống vùng Donetsk, miền đông Ukraine. Tất cả 298 người, gồm 15 người thuộc tổ bay, thiệt mạng.

Chắc chắn công việc điều tra sẽ kéo dài rất lâu và gặp nhiều khó khăn khi phe ly khai đã làm xáo trộn hiện trường rất nhiều. Được biết trên chuyến bay có 3 người thiệt mạng là công dân Việt Nam và vẫn chưa tìm được xác của họ. Đây là một vụ tai nạn máy bay thảm khốc trong ngành hàng không thứ 2 mà gần đây người dân Malaysia phải gánh chịu.
Bình Thường

MH17 rơi là do khủng bố?

17:33 |
Xung quanh vụ việc chiếc máy bay chở khách của hãng hàng không Malaysia bị rơi ở Ukraine hiện vẫn chưa xác định được đâu là nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên theo tổng thống Ukraine thì rất nhiều khả năng máy bay bị rơi là do bị bắn hạ bởi một hệ thống tên lửa phòng không và xem đây như là một hành động khủng bố. Tai nạn rơi máy bay này đã làm thiệt mạng toàn bộ 295 người và không một ai có thể sống sót. Chi tiết blog tin tức Hỷ Diện xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng chuyến bay MH17 bị rơi là do một "hành động khủng bố" và khẳng định quân đội nước này không liên quan trong vụ việc.


"Tổng thống Poroshenko nghĩ rằng chuyến bay MH17 gặp nạn không phải là một sự cố hay tai họa mà là một hành động khủng bố", Reuters dẫn lời Svatoslav Tsegolko, thư ký báo chí của Tổng thống Ukraine, nói.

Trước đó, chuyến bay số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS), khởi hành từ Amsterdam, Hà Lan về Kuala Lumpur đã mất liên lạc trên không phận Ukraine. Anton Gerashchenko, quan chức Bộ Nội vụ Ukraine thông báo chuyến bay bị bắn hạ bởi hệ thống tên lửa phòng không Buk và toàn bộ 298 người trên phi cơ đều thiệt mạng. Phi cơ được phát hiện cháy trên mặt đất ở khu vực thuộc lãnh thổ miền đông Ukraine, cách biên giới Nga 50 km.

Tổng thống Ukraine còn khẳng định, quân đội Ukraine không liên quan đến việc MH17 bị bắn hạ. "Chúng tôi nhấn mạnh rằng quân đội Ukraine không có bất kỳ hành động nào nhằm vào các mục tiêu trên không", RT dẫn lời ông Poroshenko nói.

Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyukra lệnh mở cuộc điều tra về thảm họa hàng không. Miền đông Ukraine là nơi đang có giao tranh ác liệt giữa các nhóm ly khai và quân đội chính phủ trong nhiều tháng qua.

Trong khi đó, lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine phủ nhận có liên quan trong sự việc bởi họ "không thể có những trang bị quân sự có thể bắn máy bay ở độ cao như vậy". Hãng tin RIA Novosti của Nga dẫn lời một quan chức quân sự nước này nói không có máy bay quân sự nào của Moscow hôm nay bay gần khu vực biên giới Nga - Ukraine.

Nguyên nhân máy bay rơi đang là câu hỏi lớn. Đây là thảm họa hàng không thứ hai trong năm nay đối với Malaysia, sau vụ mất tích của MH370.

Vụ tai nạn xảy ra ở phía Đông Ukraine, nơi tình hình quân sự đang khá phức tạp và hiện vẫn chưa có ai đứng ra nhận trách nhiệm vụ việc này. Tổng thống Ukraine đã khẳng định quân đội nước này không liên can đến vụ việc và tai nạn này vẫn đang trong quá trình điều tra. Cả thế giới đều rất đau buồn trước sự việc này, nhất là những người thân của các hành khách trên máy bay. MH17 rơi có thể được xem là một trong những thảm họa máy bay lớn nhất trong lịch sử ngành hàng không.

Bình Thường