Quy định mới ảnh hưởng đến dịch công chứng ra sao

19:39 |

Theo như quy định mới ban hành và sắp có hiệu lực chính thức thì dịch công chứng có thể được thực hiện tại các phòng công chứng mà không phải qua phòng tư pháp như từ trước tới nay, ảnh hưởng của quy định mới này là không nhỏ.


Theo thông tin từ phiên họp toàn thể thảo luận dự luật Công Chứng của Quốc Hội thì việc công chứng hợp đồng, dịch công chứng các hồ sơ giấy tờ, chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong các giấy tờ liên quan đến nội dung được công chứng trước đây chỉ được chứng thực tại Phòng tư pháp thì bắt đầu kể từ ngày 01/01/2015 chúng ta có thể thực hiện các công việc liên quan đến chứng thực giấy tờ tại tất cả các văn phòng công chứng. Đây có lẽ là tin mà ít người biết đến, sẽ thay đổi mạnh mẽ hình ảnh bộ mặt thị trường dịch công chứng, tuy nhiên vấn đề Luật công chứng sửa đổi cũng cho thấy có một số khuyết điểm.

Trong quá trình dịch công chứng, chuyển ngữ chỉ thứ yếu, công chứng mang tính quyết định.

Thật ra, nói khuyết điểm cũng chưa hẳn mà nên gọi là tạo kẻ hở khiến nghề dịch công chứng tăng thêm đối tượng khả dĩ thực hiện công việc này, mà cụ thể là cơ quan công chứng của nhà nước lẫn của tư nhân vốn dễ dàng chiếm ưu thế hơn khi cạnh tranh mảng dịch công chứng với những dân thuộc giới dịch thuật. Với một kẻ hở thì có người lách có người không, nhưng chắc chắn khó trách vài cuộc cạnh tranh bất đối xứng vì đối với công ty thì việc hoàn tất dịch công chứng nhất định phải nhờ phòng công chứng đóng dấu mang tính phụ thuộc, về chiều người lại hoàn toàn không, vì dịch thuật được xem là thứ yếu trong hai công đoạn có ở dịch công chứng. Trong trường hợp này, bước sang năm 2015 sẽ rất khó để tin tưởng được doanh nghiệp dịch vụ tư nhân nào có thể thực hiện được việc dịch công chứng lấy ngay khi đối thủ chung của hầu hết bọn họ có thể sẽ chính là bên quyết định khâu cuối của quá trình được duyệt hay không và duyệt khi nào, quan hệ cộng sinh hợp tác sắp chuyển thành đối địch trên thương trường.

Phân biệt văn phòng dịch công chứng tư nhân và phòng công chứng nhà nước


Trước đây, phòng công chứng không có chức năng dịch công chứng, cơ quan này ngoài thẩm quyền công chứng các hợp đồng, giao dịch còn có quyền chứng thực tính pháp lý các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban Nhân Dân cấp huyện (trừ các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạt của Uỷ Ban Nhân Dân cấp huyện) và công chứng tất cả các việc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND cấp xã. Các văn phòng này chỉ đứng ra chứng thực con dấu của những loại giấy tờ khác nhau theo yêu cầu của khách hàng.

Còn các văn phòng dịch công chứng là những nơi nhận dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, chỉ riêng khâu này đã có những khó khăn phức tạp về chuyên môn dẫn đến hiện trạng phân hóa khu vực dịch thuật rõ rệt giữa các khu vực thành thị với nhau như bài Xu hướng dịch công chứng tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã cho thấy rất rõ, khi qua được khâu chuyển ngữ lắm khi lắc léo thì các biên dịch viên phải thực hiện công chứng bản dịch cho khách hàng tại Phòng tư pháp Quận, Huyện. Theo lệ đó, việc dịch công chứng chỉ được chứng thực hợp pháp tại Phòng tư pháp thì nay lại có thể chứng thực tại các phòng công chứng tư.

Cơ hội kinh doanh dịch công chứng cho các phòng công chứng


Thay đổi trong Nghị định 79/2007 của Chính phủ về Luật công chứng đã tạo điều kiện cho các văn phòng công chứng không chỉ tiếp nhận những hồ sơ, giấy tờ sao y, chứng thực của dân mà còn có thể thu được nhiều lợi nhuận từ việc nhận dịch công chứng những giấy tờ liên quan đến nước ngoài .

Hiện nay, công việc dịch thuật được các công ty dịch thuật chuyên nghiệp đảm trách. Tuy nhiên chúng ta vẫn thấy dịch công chứng có sự cạnh tranh về giá cả, cạnh tranh cả về chất lượng dịch vụ,… diễn ra rất gay gắt bởi ở thời đại toàn cầu hóa thì nhu cầu dịch công chứng ngày một lớn hơn. Sắp tới sẽ có thêm sự xuất hiện của các văn phòng công chứng trên thị trường đặc biệt này, có lẽ đây là điều không tưởng và rồi thị trường dịch công chứng sẽ trở nên văn minh hơn hay sẽ có nhiều bất cập hơn? Rất khó đoán định. Khi có sự cạnh tranh về giá cả dịch công chứng tại các phòng công chứng tư thì khả năng cao sẽ xuất hiện những hạt sạn không kiểm soát được.

Hồ sơ dịch công chứng làm ra bởi phòng công chứng liệu có ổn?


Có nhiều vấn đề xảy ra khi xã hội hóa hoạt động dịch công chứng. Một trong số hạt sạn đó chính là pháp luật hiện hành cũng không thể hạn chế và kiểm soát các hoạt động công chứng tư. Tuy nhiên, "thượng vàng hạ cám", công nghệ thông tin ngày càng phát triễn đến mức chúng ta không thể biết được những thủ thuật khó lường để qua mặt pháp luật, gần đây xuất hiện thêm ý nghĩ việc dịch thuật công chứng bằng Google có thể đưa vào áp dụng, đứng trên góc độ chuyên môn của giới dịch giả thì đây là một sai lầm khủng khiếp dẫn đến sự ra đời một bộ hồ sư được dịch công chứng với chất lượng tệ hại mà đôi khi là không thể hiểu nổi nội dung trên đó viết gì. Bên cạnh đó, thật khó để phát hiện những trường hợp dịch công chứng không đối chiếu và đâu là chữ ký giả, con dấu giả nếu chỉ bằng mắt thường. Không ai có thể phủ nhận rằng việc dịch công chứng với công tác thẩm định văn bản sẽ tồn tại những bất cập bởi việc mở rộng luật công chứng cho các phòng công chứng công và tư.



Bất cập thứ hai đó là phòng công chứng không thể kiểm soát được chất lượng dịch công chứng và khó có thể cung cấp những tư vấn tỉ mỉ, tận tình của các nhân viên tư vấn có kinh nghiệm trong các giấy tờ thủ tục của khách hàng.

Nhiều ý kiến trái chiều về nghị định mới trong dịch công chứng


Nhiều người cho rằng nên quy định thống nhất một loại hình công chứng. Đối với các phòng công chứng chỉ đảm nhiệm việc chứng thực các loại giấy tờ, giao dịch khi mà thôi. Và cơ quan tại phòng tư pháp đang thực hiện rất tốt chức trách của mình vì thế nên để cho các phòng tư pháp đảm nhiệm riêng mảng dịch công chứng. Bởi vì, khi đưa văn bản công chứng ra nước ngoài, thì ai phân biệt được Phòng tư pháp công chứng có giá trị hơn hay văn phòng công chứng hơn? Qua nội dung quy định mới ban hành này thì những điều về dịch công chứng đáng để suy ngẫm xuất hiện thêm rất nhiều vấn đề mới khiến giới chuyên môn lẫn các doanh nghiệp tư nhân trong thị trường này phải đắn đo.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, luật Công chứng sửa đổi lần này đã cho tổ chức hành nghề công chứng được quyền công chứng tất cả các loại giấy tờ như chức năng của Ủy ban cấp xã (phường) và phòng tư pháp cấp huyện kể cả các giấy tờ dịch công chứng. Hiện nay, phòng tư pháp một số huyện chỉ chứng thực bản sao vào một số ngày trong tuần. Còn chứng thực bản sao ở cấp xã thì chủ tịch, phó chủ tịch hay đi vắng với lý do là đi họp. Như vậy, để thuận tiện cho người dân thì nên cho tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền như đã nêu ở trên để người dân có nhiều quyền lựa chọn hơn.

Tóm lại, dù nghị định mới có một số thay đổi vẫn chưa biết có khả thi hay không. Tuy nhiên trước mắt dịch công chứng đã có rất nhiều tranh cãi. Hiệu quả hay không còn phải chờ thực hiện rồi mới xác định được. Đến lúc đó Nhà nước sẽ lại có những thay đổi theo thời cuộc.

Thanh Thái