Nhân viên Coca Cola được hỗ trợ thêm phí tại Trung Quốc

23:44 |
Đó là quyết định của hãng đồ uống nổi tiếng của Mỹ nhằm hỗ trợ tốt hơn cho nhân viên của mình khi làm việc tại Trung Quốc do môi trường không khí tại nước này bị ô nhiễm khá nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của các nhân viên khi làm việc. Không có một con số cụ thể nhưng theo nhiều thông tin thì nó lên đến 15% so với mức lượng. Không chỉ riêng mình Coca Cola mà rất nhiều những công ty khác cũng áp dụng chế độ này ngoài ra còn rất nhiều quyền lợi khác đối với nhân viên làm việc tại đây. Chi tiết blog tin tức Hỷ Diện xin trích từ Vnexpress.net như sau:

Đại gia đồ uống Mỹ đang áp dụng "phụ cấp môi trường khắc nghiệt" lên tới 15% với các nhân viên làm việc tại chi nhánh Trung Quốc, khi tình hình ô nhiễm ở đây ngày càng nghiêm trọng.

Trên Australian Financial Review, người phát ngôn của Coca Cola cho biết việc này mới được thực hiện gần đây. Theo một số nguồn tin, khoản tiền này lên tới 15% lương hàng tháng.


Ô nhiễm môi trường tại Trung Quốc đang là vấn đề đau đầu của các công ty nước ngoài khi muốn cử nhân viên tới các thành phố như Bắc Kinh hay Thượng Hải làm việc. Rất nhiều công ty đã phải bổ sung quyền lợi chăm sóc y tế, chi trả nhiều chuyến bay về nhà và hỗ trợ thiết bị lọc không khí cho gần nửa triệu nhân viên nước ngoài đang làm việc tại đây.












china-pollute-7857-1405568438

Nhiều nhân viên nước ngoài tại Trung Quốc đang được trả phụ cấp môi trường. Ảnh: AFP



Theo AP, hồi tháng 3, Panasonic cũng thông báo về chương trình hỗ trợ nhân viên làm việc tại Trung Quốc. Hãng không tiết lộ số tiền cụ thể, chỉ cho biết chương trình bắt đầu áp dụng từ tháng 4 với nhân viên nước ngoài. Panasonic hiện có 70.000 nhân viên tại Trung Quốc và là một trong những công ty Nhật Bản đầu tiên có động thái mở rộng kinh doanh mạnh mẽ ở đây. Panasonic cũng được cho là công ty đa quốc gia lớn đầu tiên áp dụng chính sách này tại Trung Quốc.


Công ty kiến trúc Hassell (Australia) cũng đã cung cấp khẩu trang cho nhân viên đi làm. Họ cũng thay thiết bị lọc không khí mỗi tuần vào dịp cao điểm ô nhiễm. "Ở Australia, anh chỉ phải làm việc này mỗi năm một lần thôi", Peter Duncan - Giám đốc điều hành khu vực châu Á của Hassell cho biết.


3 thập kỷ tăng trưởng với tốc độ hai chữ số, đi kèm với quản lý lỏng lẻo đã khiến Trung Quốc phải trả giá bằng ô nhiễm môi trường. Theo số liệu của Bộ Môi trường nước này, chỉ 3 trong 74 thành phố là đạt chuẩn tối thiểu về chất lượng không khí.


Trong một số ngày, độ ô nhiễm tại đây còn gấp 25 lần ngưỡng được coi là an toàn tại Mỹ. Số người chết vì ung thư phổi tại Trung Quốc đã tăng gần 6 trong 3 thập kỷ qua. Nhiều người nước này thậm chí còn dùng ứng dụng đo chất lượng không khí trước khi ra đường, và trở thành chuyên gia về khẩu trang cũng như thiết bị lọc khí.


Peter Arkell - Giám đốc điều hành tại châu Á của hãng tuyển dụng Swann ­Global nhận xét động thái của các công ty cho thấy họ đang gặp vấn đề về thu hút và giữ chân nhân viên tại Trung Quốc. "Tôi đã nghe nhiều câu chuyện về việc các giám đốc không chịu gia hạn hợp đồng, vì cho rằng Trung Quốc chẳng phải nơi thích hợp để mang cả gia đình theo", ông nói.


Chi phí này cũng đi ngược lại xu hướng trên thế giới - cắt giảm quyền lợi cho nhân viên làm việc tại nước ngoài, như tiền học phí cho con cái hay tiền nhà ở. "Rất khó để thuyết phục mọi người tới Trung Quốc làm việc. Đó là lý do họ bổ sung ưu đãi này", Arkell kết luận.


Tuy quyết định này có phần đi ngược lại với xu hướng nhưng nó là hợp lý trong trường hợp này, không những đối với Coca Cola mà những công ty khác cũng vậy. Một sự thật là rất khó giữ được nhân viên làm việc tại Trung Quốc do chất lượng đời sống ở đây kém và không đảm bảo sức khỏe. Và vấn đề này sẽ còn lâu mới có thể khắc phục được trước tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc.

Bình Thường